Phương pháp bình quân gia quyền và cách áp dụng

Bình quân gia quyền là một trong những phương pháp tính giá xuất kho phổ biến được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Vậy cụ thể bản chất của phương pháp này là gì và áp dụng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Phương pháp bình quân gia quyền là gì?

Phương pháp bình quân gia quyền được dùng để tính giá xuất kho. Trong đó, giá trị xuất kho của hàng hóa sẽ được tính bằng trung bình của đầu kỳ và giá trị nhập/xuất trong kỳ.

Phương pháp bình quân gia quyền là gì?

Phương pháp bình quân gia quyền là gì?

Phương pháp này có thể tính theo cả kỳ dự trữ hoặc tính luôn sau mỗi lần nhập hàng nên chúng ta có thể chia thành 2 phương pháp nhỏ là bình quân gia quyền cả kỳ và bình quân gia quyền tức thời.

Cách tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền

Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ

Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ thường được áp dụng cho những doanh nghiệp có nhiều loại hàng hóa khác nhau, giá cả ít biến động hoặc cho những đơn vị nào không có nhu cầu tính giá xuất kho tại thời điểm xuất. Để tính giá bằng phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ, kế toán sẽ phải căn cứ vào số hàng tồn đầu kỳ và tổng hợp các lần nhập trong kỳ của từng loại hàng để tính giá.

Công thức tính:

Đơn giá xuất kho trong kỳ bình quân của 1 sản phẩm = (Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ+Giá trị hàng tồn kho nhập trong kỳ)
(Số lượng hàng tồn kho đầu kỳ+Số lượng hàng tồn kho nhập trong kỳ)

Ưu điểm của phương pháp này chính là sự đơn giản. Chúng ta chỉ cần tính đúng một lần vào cuối kỳ kế toán thay vì phải tính nhiều lần. Ưu điểm thứ hai của phương pháp này là tính ứng dụng cao vì có thể áp dụng cho nhiều loại hình doanh nghiệp.

Cách tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền

Cách tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền

Bên cạnh hai ưu điểm vượt trội kể trên thì phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ cũng còn tồn tại một nhược điểm là tính chính xác không cao. Khi áp dụng phương pháp này, doanh nghiệp phải sẵn sàng chấp nhận sai số. Ngoài ra, do việc tính giá xuất kho được thực hiện vào cuối kỳ nên sẽ không có thông tin cụ thể về giá trị xuất kho vào thời điểm phát sinh nghiệp vụ, có thể gây ảnh hưởng đến phần hành khác.

>>> Xem thêm: Account payable là gì? Giải đáp thắc mắc về account payable

Phương pháp bình quân gia quyền tức thời

Phương pháp bình quân gia quyền tức thời được sử dụng khi muốn tính giá xuất kho sau mỗi lần nhập. Để áp dụng phương pháp này, kế toán cần xác định được giá trị tồn kho của hàng hóa sau mỗi lần nhập. Vì thế chúng ta sẽ tính ra được giá trị xuất kho mỗi lần là khác nhau. Các doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc biến động nhập xuất hàng trong kỳ không nhiều thường sẽ ưu tiên sử dụng phương pháp này.

Công thức tính:

Đơn giá xuất kho lần thứ n = (Giá trị hàng tồn kho trước lần xuất thứ n)
Số lượng vật tư hàng hóa còn tồn trước lần xuất thứ n

Phương pháp bình quân gia quyền tức thời có ưu điểm là doanh nghiệp có thể dễ dàng biết được trị giá xuất kho của hàng hóa ngay khi có nghiệp vụ phát sinh. Về nhược điểm thì phương pháp này có cách tính hơi phức tạp nên sẽ tốn nhiều thời gian và công sức hơn.

Ví dụ mô tả tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền

Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ

Tại công ty A trong tháng 8/2023 có số liệu sau:

  • Vật liệu A tồn đầu kỳ: 3.000kg, đơn giá 15.000đ/kg
  • Tổng số nhập trong kỳ của vật liệu A là 4.000kg với đơn giá 15.500đ/kg
  • Tổng xuất trong kỳ của vật liệu A là 6.000kg

Tính trị giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ?

Đơn giá bình quân 1kg vật liệu A là:

(3.000kg x 15.000đ/kg) + (4.000kg x 15.500đ/kg) =

15.286đ/kg

3.000kg + 4.000kg

Trị giá xuất kho trong kỳ là: 6.000kg x 15.286đ/kg = 91.716.000đ

Ví dụ về phương pháp bình quân gia quyền

Ví dụ về phương pháp bình quân gia quyền

Phương pháp bình quân gia quyền tức thời

Tại công ty B trong tháng 9/2023 có các tài liệu sau:

  • Ngày 1/9/2023, CCDC X tồn đầu kỳ 3.000kg, đơn giá 3.200 đ/kg, tổng trị giá là 9.600.000đ
  • Ngày 3/9/2023, nhập kho 6.000kg CCDC X, đơn giá 3.500 đ/kg, tổng trị giá 21.000.000đ
  • Ngày 4/9/2023, xuất kho CCDC X: 5.000kg
  • Ngày 7/9/2023, nhập kho CCDC X: 5.000kg, đơn giá 2.800 đ/kg, trị giá 14.000.000đ
  • Ngày 15/9/2023, xuất kho 2.000kg CCDC X

Tính trị giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền tức thời?

Tại ngày 3/9/2023, trị giá bình quân 1kg CCDC X là:

9.600.000đ + 21.000.000đ = 3.400đ/kg
3.000kg + 6.000kg

Tại ngày 4/9/2023:

  • Trị giá xuất kho CCDC X là = 5.000kg x 3.400đ = 17.000.000đ
  • Trị giá tồn kho CCDC X cuối ngày = 9.600.000đ + 21.000.000đ – 17.000.000đ = 13.600.000đ
  • Số lượng tồn kho CCDC X cuối ngày = 3.000kg + 6.000kg – 5.000kg = 4.000kg

Ngày 7/9/2023, trị giá bình quân 1kg CCDC X là:

13.600.000đ + (5.000kg x 2.800đ/kg) =

3.067đ/kg

4.000kg + 5.000kg

Ngày 15/9/2023:

  • Trị giá xuất kho CCDC X là: 2.000kg x 3.067đ = 6.134.000đ
  • Trị giá tồn kho CCDC X cuối ngày: 13.600.000đ + 14.000.000đ – 6.134.000đ = 21.466.000đ
  • Số lượng tồn kho CCDC X cuối ngày: 4.000kg + 5.000kg – 2.000kg = 7.000kg

Tổng trị giá xuất CCDC X trong kỳ của công ty B là: 17.000.000đ + 6.134.000đ = 23.134.000đ

Vừa rồi là những thông tin về phương pháp bình quân gia quyền và cách mà doanh nghiệp áp dụng phương pháp này trong việc tính trị giá xuất kho. Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể có thêm kiến thức về kế toán trong doanh nghiệp.

Rate this post

Related Posts